Cntt-k3 Thế giới Công nghệ thông tin


15/2/2012, 09:19

HoaHongDen
Sắp thăng chức
HoaHongDen
Sắp thăng chức

“Muốn nghe quan họ, đừng về Hội Lim”? Empty “Muốn nghe quan họ, đừng về Hội Lim”?


Một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã xót xa thốt lên như vậy sau mấy mùa đi Hội Lim (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) trở về.

“Muốn nghe quan họ, đừng về Hội Lim”? ImageView
“Diễu hành quan họ” để lập kỷ lục

Hội Lim năm 2012 vào chính hội ngày 13 tháng giêng âm lịch (tức ngày 4-2), tỉnh Bắc Ninh đã tỏ ra quyết liệt dứt điểm vấn nạn ăn xin, chèo kéo du khách... Nhưng câu "người ở đừng về" oang oang đến vô duyên bằng loa mở hết công suất liệu còn níu nổi chân người?

"Chị Hai nhí" xin tiền

Rét căm căm. Trong một lán trại sơ sài, cô bé Mai Chi 3 tuổi vừa run vừa lập bập hát mấy câu quan họ. Nếu quên lời thì có hẳn một liền chị cầm micrô ngồi sau hát lấp vào. Cứ thế, một buổi sáng Mai Chi diễn đến mấy lượt. Trước mỗi lần biểu diễn của bé Mai Chi, một liền anh lớn tuổi giới thiệu: Ở làng quan họ chúng em, cháu bé 3 tuổi biết mặc áo mớ ba mớ bảy cũng được gọi là liền chị. Sau đây đến phần trình diễn của "chị Hai nhí", kính mong quý khách vui lòng ủng hộ.

Trong lớp áo mỏng, "chị Hai nhí" một tay cầm nắm tiền, tay cầm micrô hát điệu giao duyên mà khuôn mặt vẫn chưa hết ngơ ngác. Sau mỗi tiết mục của bé Mai Chi, lán của CLB quan họ Thôn Lương, xã Tri Phương đông hẳn so với các lán bạn, số tiền khách bỏ vào cơi trầu cũng nhiều hơn. Tranh thủ lúc đông khách, một liền chị cầm cơi trầu đi dạo qua để vừa mời trầu vừa xin tiền du khách. Ở giữa lán, một chiếc nón quai thao cũng được ngả ra, phần để trầu, phần để tiền của du khách.

Một "chị Hai nhí" mới 3 tuổi, hát đôi ba câu quan họ chưa rành lại trở thành giọng ca chính cho buổi biểu diễn của một CLB xứ quan họ. Không mấy ai thương "chị Hai" rét co ro, ngơ ngác đứng hát. Chỉ thấy mọi người vỗ tay rồi hào hứng chạy vào lán, nhét vào tay cô bé tờ 5.000, 10.000, cao nhất là 20.000 đồng. Nhiều người còn đứng hẳn phía ngoài, cầm tờ tiền vẫy vẫy để "chị Hai nhí" ra nhận. Lúc nhiều quá thì người lớn, liền anh, liền chị ngồi sau còn ra nhận giúp hoặc lúi húi nhặt tiền "chị Hai nhí" đánh rơi dưới chân. Chứng kiến toàn bộ buổi diễn, chị Thanh Vân (Hà Nội) chỉ còn biết thở dài: "Tôi thấy chả khác hình ảnh của mấy em bé bị lợi dụng đi ăn xin ngoài phố. Không biết bố mẹ cháu bé ở đâu?".

Từ Hội Lim thành... hội chợ

Tâm lý đông thì vui khiến nhiều người chen chúc, mỏi mệt trên đồi Lim ngày chính hội 13 tháng giêng. Ở mỗi lán quan họ, loa mở hết công suất "quyết không thua kém lán bạn". "Chưa kịp nghe hết câu quan họ bên lán này thì câu hát bên lán kia "nhảy" vào tai. Tân cổ giao duyên đều có cả" - chị Xuyến (Bắc Ninh) than thở. Càng về trưa, đồi Lim chẳng khác gì cái hội chợ bởi tiếng người nói lao xao, loa phát thanh của huyện phát các bài hát mới về quan họ, lán quan họ cũng mở loa, rồi thêm cả loa của dân phòng đi kiểm tra nhắc nhở đội bán hàng rong...

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền chia sẻ: "Hội Lim ngày xưa đơn giản chỉ là những liền anh liền chị gặp nhau tìm hiểu, hát chung nhẹ nhàng, tình cảm chứ đâu vỡ ra như cái chợ trời thế này. Nhiều người đến quậy tí cho vui chứ cũng chẳng cần biết quan họ thế nào".

Cũng trong sáng 13 tháng giêng, kỷ lục nhiều người mặc trang phục quan họ và cùng hát quan họ đã được xác lập. Hơn 3.000 người được chia thành bốn đội cùng hát đồng ca các bài: Khách đến chơi nhà, Mời nước, mời trầu và kết thúc bằng bài Giã bạn. Một màn đồng ca khá trật tự trong vòng vây của lực lượng công an và hệ thống rào chắn kỹ càng.

“Muốn nghe quan họ, đừng về Hội Lim”? ImageView
“Chị Hai nhí” xin tiền

Mang câu chuyện “chị Hai nhí” đi hỏi ban chỉ đạo Hội Lim thì nhận được ánh mắt hết sức kinh ngạc: “Hoàn toàn không có chuyện đó. Người quan họ thanh lịch lắm, không làm thế đâu. Năm nay chúng tôi chỉ đạo rất kiên quyết việc ngả nón đựng tiền và các hiện tượng câu khách kiểu này”. Đưa dẫn chứng cụ thể, ban chỉ đạo Hội Lim cũng “hứa” sẽ kiểm tra và xử lý. Nhưng ghi nhận của Tuổi Trẻ cả hai ngày 12 và 13 tháng giêng, màn hát của “chị Hai nhí” vẫn diễn ra đều đặn. Những lời quan họ tình tứ vẫn cứ được truyền đi từ miệng cô bé 3 tuổi sớm bị người lớn ép thành “chị Hai”.

Ông Nguyễn Hữu Trọng (chủ tịch Hội Những người yêu dân ca quan họ Bắc Ninh) cho biết: "Chúng tôi tổ chức rất nghiêm chỉnh, ngay sau khi chương trình kết thúc, các liền anh liền chị sẽ tập kết ra xe, ai về nhà nấy". Một cuộc diễu hành. Bởi theo quan sát, trừ một vài liền anh, liền chị cầm micrô hát, lực lượng còn lại chỉ có mỗi nhiệm vụ đứng trước sân khấu và... đợi xác lập kỷ lục.

Theo ông Trần Quang Ứng - trưởng ban chỉ đạo Hội Lim, buổi xác lập kỷ lục nằm trong kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị của quan họ theo cam kết với Tổ chức Unesco. Tuy nhiên, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh cảnh báo: tỉnh Bắc Ninh không thể coi kỷ lục hàng nghìn người hát quan họ là thành quả bảo tồn di sản. Ðấy chỉ là hoạt động quần chúng hội hè vui vẻ thôi. Trách nhiệm của người quản lý là phải tuyên truyền cho người dân hiểu giá trị, vẻ đẹp của quan họ là gì, chứ không phải hát quan họ đồng thanh như thế.

« Xem bài viết trước | Xem bài viết kế tiếp »

Bài viết mới cùng chuyên mục



      <div style="background-color: none transparent;"><a href="http://www.adamazer.com/" title="">amazon banners</a></div>

      Permissions in this forum:
      Bạn không có quyền trả lời bài viết

       
      • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

      Đầu trang
      Giữa trang
      Cuối trang