Cntt-k3 Thế giới Công nghệ thông tin


115/1/2013, 06:52

HoaHongDen
Sắp thăng chức
HoaHongDen
Sắp thăng chức

Các bô lão lên mạng tìm người yêu Empty Các bô lão lên mạng tìm người yêu


Chat chít, làm quen qua mạng xã hội, tán tỉnh và yêu nhau… tưởng chỉ có ở những người trẻ tuổi, nhất là "đám choai choai"; không ngờ ngay cả các cụ cũng có "tình ảo".

Một bằng chứng nữa của sự phổ cập internet đến mọi đối tượng ở Việt Nam: người già hiện nay không chỉ lên mạng để đọc tin tức mà còn giao lưu kết bạn, thậm chí cả yêu đương, cực kỳ sôi nổi.

Tình già qua Facebook

Sau một số lần chat webcam với vợ chồng con trai định cư ở Pháp, bà Nguyễn Thị Thịnh (61 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) gọi điện nhờ con rể qua nhà lập cho bà một tài khoản trên Facebook. Con trai bảo, những trạng thái buồn vui của hai vợ chồng anh, rồi các bước phát triển, những chuyện ngộ nghĩnh về đứa con trai 16 tháng tuổi của anh được hai vợ chồng cập nhật thường xuyên lên Facebook. Ảnh và các clip của em bé cũng vậy. Bà có thể vào đó “thăm cháu” bất cứ lúc nào thay vì phải chờ đến giờ hẹn chat với các con. Bà chẳng biết gì về mạng xã hội nên phải nhờ con rể.

Anh con rể lôi trong máy tính của mẹ vợ tấm ảnh bà chụp hồi 52 tuổi, với mái tóc ngắn uốn xoăn, gương mặt đẹp phúc hậu, dịu dàng… để làm avatar, rồi tự thay bà add friends với đám con cháu, và hướng dẫn mẹ các sử dụng. Sau ít ngày bỡ ngỡ, bà Thịnh bắt đầu có thói quen vào Facebook hằng ngày, không chỉ xem ảnh con cháu mà còn “ghé nhà” bạn bè con để đọc, ngắm, thậm chí đôi lúc còn comment. Danh sách bạn bè của bà dần dần có cả những người không quen biết.

Một hôm vào Facebook, bà Thịnh nhận được đề nghị kết bạn của một người lớn tuổi tên là Minh. Trên ảnh avatar là một ông già tóc tuy bạc nhưng gương mặt vẫn trẻ trung hóm hỉnh, phần thông tin ghi sinh năm 1943. Người ấy nhắn là rất mến vẻ đẹp nền nã kiểu Hà Nội xưa của bà, muốn làm bạn để giao lưu, chia sẻ. Đó là người bạn già đầu tiên bà có trên Facebook và qua ông, bà có thêm nhiều người bạn cùng lứa tuổi khác.

Hầu như ngày nào vào Facebook, bà cũng nhận được vài tin nhắn của ông Minh, và cũng nhắn lại. Họ cũng hay qua “nhà” nhau thăm thú và để lại vào lời comment, rồi dần dần cảm thấy gần gũi. Người già thao tác máy tính không mấy thoải mái, nên khi cần trao đổi nhiều hơn, họ cho nhau số điện thoại. Cứ vài ngày, ông Minh lại gọi cho bà một lần.

Bà nói chuyện con cháu, còn ông thì chia sẻ về những đề tài nghiên cứu lý thú mà ông vẫn theo đuổi kể từ lúc về hưu. Rồi đến lúc ông mang theo vài người bạn đến nhà bà chơi, hôm khác lại mời bà và các bạn đến nhà…

Bà Thịnh cảm nhận được tình ý của người bạn trai làm quen qua mạng, và cũng dành cho ông nhiều nhớ nhung, thương mến. Thế nhưng bà vẫn sốc khi vào đúng hôm sinh nhật bà, ông ngỏ lời muốn gắn bó với bà suốt quãng đời còn lại. Bà nói, chúng mình cũng gần đất xa trời rồi, con cháu lớn hết cả, nói chuyện đó làm gì, cứ làm bạn của nhau, yêu mến nhau như thế này cũng đủ mãn nguyện rồi. Nhưng ông bảo, đủ làm sao được.

“Điều làm tôi xúc động nhất là ông ấy không xưng tôi với bà, cũng không anh với em, mà xưng tên, giống như chúng tôi còn trẻ trung với mối tình đầu vậy. Ông bảo làm bạn là không đủ, Minh muốn có Thịnh trong một mái nhà, sáng cùng nhau dậy tập thể dục, chiều cùng nhau tưới cây, tối cùng nhau đọc sách, nghe nhạc. Chính vì mình gần đất xa trời rồi nên càng phải có nhau, nếu không lúc hấp hối Minh sẽ thấy hối tiếc. Ông ấy nói thế là thì tôi hiểu ngay rằng tôi không thể từ chối được”.

Hiện nay, sau 3 tháng bày tỏ tình cảm, ông Minh và bà Thịnh vẫn nhà ai nấy ở, cũng chưa định được thời gian về với nhau. Bởi cả hai ông bà đều đang từng bước thăm dò ý tứ và thuyết phục các con. “Vì muốn mọi chuyện phải êm đẹp nên không vội vàng được”, bà nói.

Các bô lão lên mạng tìm người yêu Images850331_tinhgia
Ảnh minh họa

Lên mạng tìm thơ và thấy nhau

Ông Tâm, 69 tuổi, là giáo viên về hưu ở Hà Nội. Vợ qua đời cách đây 6 năm, hai đứa con gái đã thành gia thất, thời gian của ông Minh được dành phần lớn cho việc viết lách, còn lại là tập thể dục để giữ sức khỏe, xem tivi, đọc sách báo, tham gia hoạt động ở tổ dân phố và gặp gỡ bạn bè. Hằng ngày, ông cặm cụi viết báo rồi gửi email cho các tòa soạn, thỉnh thoảng cũng được đăng.

Những dịp đó, ông lập tức phấn khởi “tạm ứng” nhuận bút từ quỹ chi tiêu của mình để đãi bạn bè. Tuy nhiên, cái quan trọng nhất trong hoạt động viết lách của ông Tâm vẫn là thơ, dù ông chưa từng đăng được bài thơ nào trên báo.

Không đăng trên báo thì ông đăng trên blog và in ra cho bạn bè xem. Hễ làm được bài thơ nào, ông lại nhắn tin cho các bạn già mời vào blog của ông xem tác phẩm mới. Mỗi lời comment của các bạn cho bài thơ của mình, ông đều quý như vàng.

Vì thế khi có người mách về một trang blog mà nhóm thành viên đông nhất là những người có tuổi yêu thơ văn, ông lập tức vào đăng ký tài khoản ngay. Quả thật, kể từ ngày sang đó, những cuộc trao đổi về văn thơ tự sáng tác của ông trở nên rôm rả chưa từng có.

Những bài thơ ông Tâm đưa lên mạng luôn có rất nhiều lời bình phẩm. Ông trả lời từng comment một, và đáp lễ bằng cách vào trang của họ đọc thơ, đưa ra những nhận xét đầy thiện ý. “Thường đọc thơ nhau, chúng tôi ít khi soi xem bài này kỹ thuật có non không, có biết gieo vần, có tứ nào lạ không, mà chỉ cảm nhận những cảm xúc, tình cảm của nhau trong đó, để hiểu về tâm hồn nhau và tìm sự đồng cảm với tâm hồn mình, vì thế hầu như comment nào cũng dễ chịu cả”, ông Tâm nói.

Bạn thơ qua mạng của ông có khá nhiều phụ nữ, trong đó làm ông chú ý nhất là một phụ nữ 53 tuổi ở Huế. Đó là một trong số ít người thỉnh thoảng góp ý với ông Tâm rằng nên sửa chỗ nọ chỗ kia để bài thơ hay hơn.

“Vốn người làm thơ chẳng ai là không khó chịu khi người ta chê thơ mình, thậm chí nếu kém kiềm chế thì còn cãi nhau, mắng nhau nữa. Nhưng người phụ nữ này chê khéo lắm, chê mà không làm tôi nóng mặt, để tôi phải thừa nhận rằng quả thật sửa theo ý bà ấy thì hay hơn. Tôi "chịu" bà ấy cũng vì một khi đã khen, bà ấy luôn khen đúng cái chỗ tôi đắc ý nhất mà người khác không nhận ra”, ông Tâm chia sẻ.

Thế là họ trở thành đôi bạn thân, thường xuyên cùng nhau nói chuyện đời, chuyện văn chương qua mạng. Một hôm, ông làm thơ tặng bà, bà gửi một bài họa lại, rồi cái chuyện xướng họa ấy trở thành thường xuyên, ngày càng bộc lộ nhiều hơn những tình cảm họ dành cho nhau.

Một lần đáp lại bài thơ về Hà Nội mà người phụ nữ xứ Huế gửi tặng, ông Tâm ướm lời trong bài thơ họa lại là: “Có về Hà Nội để bên nhau?” và không ngờ chỉ hai ngày sau, bà đã gọi từ sân bay Nội Bài hỏi địa chỉ, vì bà đang lên taxi đến nhà ông.

Tuy đã gửi ảnh cho nhau nhưng họ vẫn ngỡ ngàng xúc động khi gặp mặt giữa đời thực. Ông đưa bà đi ngắm hồ Gươm, đi lễ Phủ Tây Hồ và ăn bánh tôm như bà vẫn nhắc, cùng bà đi bộ trên vỉa hè rợp bóng cây ở phố Hoàng Hoa Thám… Bà nấu cho ông những món ăn Huế, mua tặng ông đôi kính lão mới và… để yên tay bà trong tay ông trong nỗi xúc động của cả hai.

Ông Tâm kể: “Bà ấy chỉ ở có hai ngày rồi trở về. Tôi hỏi, chẳng lẽ giữa chúng mình chỉ có thế thôi, chuyện hứa hẹn cùng nhau chỉ ở trong thơ thôi sao. Bà ấy nói chờ em vài năm nữa, con gái út lấy chồng rồi thì em sẽ ra đây sống với anh”.

Chuyện tình này, ông có tâm sự với nhiều người bạn. Họ bảo, rốt cục đây cũng chỉ là chuyện hoa lá vui vui cho tuổi già đỡ nhạt thôi, chứ chẳng có cơ sở thực tế nào cả. Tình cảm chỉ là tình cảm qua thơ, không gian lại xa cách, lời hứa dễ chỉ là lời hứa suông. Vả lại, ông đã già rồi mà còn phải đợi, liệu sống được bao lâu nữa mà đợi chứ!

Nghe những lời “bàn ra” đó, ông lão mê thơ vẫn bình thản mỉm cười. Ông tâm sự: “Chuyện tình cảm giữa chúng tôi thật hay ảo, người ngoài sao biết được. Bà ấy đã nói là tôi tin. Có gì mà không chờ được. Vài năm nữa tôi vẫn còn khỏe chán”.

« Xem bài viết trước | Xem bài viết kế tiếp »

Bài viết mới cùng chuyên mục

    Bài viết liên quan với : Các bô lão lên mạng tìm người yêu



      <div style="background-color: none transparent;"><a href="http://www.adamazer.com/" title="">amazon banners</a></div>

      Permissions in this forum:
      Bạn không có quyền trả lời bài viết

       
      • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

      Đầu trang
      Giữa trang
      Cuối trang