Cntt-k3 Thế giới Công nghệ thông tin


111/12/2011, 10:44

HoaHongDen
Sắp thăng chức
HoaHongDen
Sắp thăng chức

[ »]Nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu suy thoái Empty [ »]Nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu suy thoái


Trong vòng 5 ngày được đăng tải trực tuyến bản ghi âm bài phát biểu kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ của giáo sư Lang đã có tới gần 80.000 lượt truy cập. Rất nhiều cư dân mạng đã được đánh thức khỏi giấc ngủ mơ màng. Những người khác thì bày tỏ mối lo lắng về những hậu quả của sự thật mà giáo sư Lang đã nói.

[ »]Nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu suy thoái Nen-kinh-te-Trung-Quoc-da-bat-dau-suy-thoai_Tin180.com_001

Vào ngày 22 tháng 10, Lang Xianping, một giáo sư kinh tế của trường Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông đã có một cuộc nói chuyện riêng tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh.

Ông đã trích dẫn một số kết quả phân tích chỉ rõ tại sao Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang bị bẫy trong một cuộc khủng hoảng kinh tế và đang trên bờ vực phá sản. Một số học giả cho rằng kết luận của giáo sư Lang không hề làm mọi người ngạc nhiên vì chính bản thân họ cũng có quan điểm như vậy.

Được lan truyện rộng rãi trên mạng trực tuyến, bài phát biểu của Lang Xianping đã chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng 9,1% và tỉ lệ lạm phát 6,2% mà ĐCSTQ đã chính thức công bố đều là giả. Ông nói, thay vào đó, Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia, sẽ bị phá sản.

Giáo sư Lang Xianping chia sẻ: "Con số 9,1% là giả. Tỷ lệ lạm phát 6,2% cũng là giả. Tỷ lệ lạm phát đã đạt tới con số ít nhất là 16%! Bạn có biết cách tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không? Đó là 9 – 6.

Theo dữ liệu của ĐCSTQ, tốc độ tăng trưởng thực sự lẽ ra là nhỏ hơn 3%. Vậy điều gì sẽ xảy ra nều tỷ lệ lạm phát là 16%? Tốc độ tăng trưởng GDP là bao nhiêu? Âm 7%. Tình hình nghiêm trọng như thế đấy".

Giáo sư Lang nói rằng tất cả chính sách hiện hành của ĐCSTQ đang che giấu thực trạng đen tối của nền kinh tế Trung Quốc. Ông đã trích dẫn Chỉ số PMI (Chỉ số quản lý mua hàng) để giải thích rằng từ hồi đầu tháng 7, nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu giai đoạn suy thoái.

Giáo sư Lang Xianphing phát biểu: "Chỉ số PMI vừa mới được công bố gần đây đã đưa ra con số trên 50. Điều này chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng bình thường, trong khi dưới 50 có nghĩa là đất nước đó đang bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái. Bây giờ, giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu, hãy để tôi nói cho bạn biết, quốc gia rơi vào tình trạng suy thoái đầu tiên chính là Trung Quốc. Cuộc suy thoái ấy đã bắt đầu từ tháng 7. Nhưng đã có ai đưa tin này chưa? Chưa. Không ai được phép nói về điều đó".

Lang Xianping nói: "Một cuộc nghiên cứu hiện trường do tờ The Economic Observer (người quan sát kinh tế), một tờ báo xuất bản hàng tuần của Trung Quốc tiến hành, đã chỉ ra rằng năng suất của nền công nghiệp may mặc ở tỉnh Giang Tô và tỉnh Chiết Giang chỉ đạt dưới 33%. Công nghiệp chất dẻo đạt 50%, công nghiệp cao su đạt 60% và nghành công nghiệp chiết xuất đậu nành cũng chỉ đạt dưới 30%. Cuộc khảo sát của tôi cũng cho thấy rằng, hiện tại, 60% nhà máy chế biến da ở Haining, Trung Quốc đã phải đóng cửa."


Hiện nay, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã rớt rừ 3.000 điểm hồi tháng 4 xuống còn 2.313 điểm vào tháng 10. Nhưng những thị trường khác như bất động sản, ô tô, hàng xa xỉ, đồ cổ và đồ mỹ nghệ đang thực sự bùng nổ so với những thị trường khác. Trung Quốc hiện đang có cùng một lúc "một mùa đông lạnh lẽo và một mùa hè sôi sục". Nguyên nhân căn bản là do cuộc khủng hoảng công nghiệp sản xuất của Trung quốc vừa bắt đầu.

https://www.youtube.com/watch?v=aC6o1vdt80s[/media]

Giáo sư Lang cũng trích dẫn rằng mặc dù tổng công suất của các nhà máy điện Trung Quốc đạt 916 triệu KW nhưng tỷ lệ sử dụng cũng chỉ là 40%. Đến ngày 20 tháng 6, tổng số quặng sắt chất đống ở các cảng Trung Quốc đã đến 98,9 triệu tấn, lớn hơn rất nhiều lần so với 7.098 tấn nhập khẩu trong suốt giai đoạn khủng hoảng tài chính vài năm về trước. Những dữ liệu này chứng tỏ rằng cuộc suy thoái kinh tế ở Trung Quốc đã bắt đầu.

Giáo sư Lang đã chỉ ra rằng 70% GDP của Trung Quốc đến từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng mà trên thực tế, nó không hề đem lại bất cứ lợi ích kinh tế nào cho đất nước. Chẳng hạn như, trước khi sụp đổ, 70% GDP của khi Liên Xô cũ dựa vào những dự án kỹ thuật quân sự. Tình hình hiện tại của Trung Quốc cũng tương tự như tình hình của Liên Xô cũ khi đó. Một khi ngành công nghiệp sản xuất trụ cột sụp đổ, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trông có vẻ như rất ấn tượng sẽ không thể tồn tại lâu được nữa.

Trong vòng 5 ngày được đăng tải trực tuyến bản ghi âm bài phát biểu kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ của giáo sư Lang đã có tới gần 80.000 lượt truy cập. Rất nhiều cư dân mạng đã được đánh thức khỏi giấc ngủ mơ màng. Những người khác thì bày tỏ mối lo lắng về những hậu quả của sự thật mà giáo sư Lang đã nói.


Xie Tian, giáo sư của trường Kinh doanh Aiken, thuộc trường Đại học Nam Carolina cho rằng lý thuyết của giáo sư Lang Xianping về sự phá sản của Trung Quốc, về bản chất, không phải là điều gieo hoang mang. Rất nhiều chuyên gia và học giả cũng đã từng nói về nghịch lý và cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Trung Quốc.

Giáo sư Xie Tian nói: "Đối với chúng tôi, những nhà nghiên cứu ngoại quốc về nền kinh tế Trung Quốc, đây hoàn toàn không phải là một tin đáng ngạc nhiên. Trên thực tế, chúng tôi đã nói về điều này từ 2 năm trước.

[ »]Nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu suy thoái Nen-kinh-te-Trung-Quoc-da-bat-dau-suy-thoai_Tin180.com_002
Giáo sư Lang

Giáo sư Xie cho hay hầu hết người Trung Quốc dành từ 40 đến 50% thu nhập của họ cho ăn uống và những nhu cầu hằng ngày. Khi giá cả của những nhu cầu hằng ngày tăng thì sức mua thực tế, đã điều chỉnh do lạm phát, chỉ ra rằng nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống. Tuy nhiên, người dân Trung Quốc vẫn bị đặt trong bóng tối vì họ không thể tiếp cận với những dữ liệu thực từ những báo cáo của ĐCSTQ.

Xie Tian nói: "Trong lĩnh vực kinh tế, ĐCSTQ từ trên xuống dưới luôn luôn nói dối. Thậm chí ngay cả phó thủ tướng ĐCSTQ cũng đã thừa nhận rằng khi còn là chủ tịch tỉnh Liêu Ninh, ông ấy không hề tin vào những dữ liệu kinh tế mà ĐCSTQ đã báo cáo. Thay vào đó, ông đã sử dụng những số liệu cụ thể như khối lượng vận chuyển đường sắt và các số liệu phát điện, và những dữ liệu tương tự, để xác định tình hình thực sự của nền kinh tế."

Giáo sư Xie Tian cũng chú tích rằng hiện nay vẫn còn tồn tại một hiện tượng đã xuất hiện từ lâu giữa các quan chức ĐCSTQ ở mọi cấp, đó là "số liệu quyết định địa vị của quan chức, và quan chức lại báo cáo số liệu".

« Xem bài viết trước | Xem bài viết kế tiếp »



<div style="background-color: none transparent;"><a href="http://www.adamazer.com/" title="">amazon banners</a></div>

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang