Cntt-k3 Thế giới Công nghệ thông tin


112/12/2011, 08:50

HoaHongDen
Sắp thăng chức
HoaHongDen
Sắp thăng chức

[ »]Trung Quốc càng rắn càng thiệt thân? Empty [ »]Trung Quốc càng rắn càng thiệt thân?


Tổng thống Obama đang ra sức thúc đẩy sự hình thành của một khu mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương bao gồm nhiều đối tác thương mại chính của Trung Quốc nhưng lại có vẻ muốn đẩy Bắc Kinh ra rìa.

Thực tế, Trung Quốc vẫn có khả năng “chơi chung” với Mỹ và các quốc gia trong khu vực bởi không gì ngăn cấm họ gia nhập Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Song nếu thực sự tham gia vào TPP, họ sẽ phải chấp nhận luật chơi của TPP, có thể phần lớn bị thao túng bởi Mỹ.

Do đó, nếu TPP được hoàn thiện và trở thành cơ chế thương mại chung của châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt thêm sự góp mặt của hai thế lực lớn là Mỹ và Nhật Bản, nền kinh tế Trung Quốc sẽ thực sự đối mặt với nhiều nguy cơ bị đẩy ra rìa.

Trong khi đó, trên mặt trận an ninh, Trung Quốc luôn chìm trong nỗi lo bị xâm hại bởi thực tế, họ không có bất cứ đồng minh thật sự nào trừ Triều Tiên, quốc gia từ lâu núp dưới ô an ninh của Bắc Kinh.

Dù không tiếc tiền của đầu tư cho lĩnh vực quốc phòng và hiện đại hóa quân đội, tiềm lực và các khả năng quân sự của Trung Quốc vẫn chưa thể nào “chọi” lại được với Mỹ.

[ »]Trung Quốc càng rắn càng thiệt thân? Trung-quoc-cang-ran-cang-thiet-than-1
Quân sự của Trung Quốc vẫn chưa thể “chọi” lại được với Mỹ.

Tuy nhiên, dường như không biết lượng sức mình, trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc lại cố phô trương sức mạnh quân sự vốn được thúc đẩy nhờ đà tăng trưởng “nhanh như vũ bão” của nền kinh tế.
Và mục tiêu thử nghiệm mà Bắc Kinh nhắm đến là khu vực biển Đông.
Tuy nhiên, đây là một lựa chọn không khôn ngoan của Bắc Kinh. Nguyên nhân chính là vì miếng cắt rộng lớn của khu vực Thái Bình Dương này là huyết mạch thương mại quan trọng bậc nhất của thế giới và được dự đoán là “rốn dầu và khí đốt” dồi dào, béo bở, trong khi đó, sự tăng trưởng thành công của Bắc Kinh lại nhờ quá trình toàn cầu hóa.
Do đó, hiển nhiên Trung Quốc muốn kiểm soát khu vực này nhằm tối đa hóa lợi ich riêng của họ. Song tham vọng này của Bắc Kinh lại “đụng chạm” đến lợi ích của các quốc gia trong khu vực nên vấp phải sự phản đối dữ dội từ phía họ. Kết quả là để kìm chế con rồng châu Á, nhiều quốc gia trong khu vực không ngần ngại bắt tay với quyền lực hải quân mạnh nhất thế giới là Mỹ.
Hiện, Washington được khuyến khích và được tiếp thêm động lực bởi sự ủng hộ này từ nhiều quốc gia châu Á – Thái Bình Dương.
Điều này khiến Mỹ tích cực hơn trong việc thực thi các cam kết của họ đối với khu vực và là lý do để chính quyền Obama nhanh chóng rút khỏi “vũng lầy” Trung Đông và Afghanistan để trở lại với khu vực năng động bậc nhất thế giới.
Tất nhiên, việc Washington gia tăng ảnh hưởng ở châu Á – Thái Bình Dương khiến Bắc Kinh không vui vẻ gì và quan hệ Trung – Mỹ ít nhiều vì vấn đề này mà bắt đầu trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, trong khi Tổng thống Obama cố xoa dịu Bắc Kinh bằng việc khẳng định rằng “sự trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ không có nghĩa là Mỹ muốn kìm chế Trung Quốc như nhiều suy đoán và thậm chí, cáo buộc từ phía Chính phủ Trung Quốc thì Bắc Kinh dường như lại muốn duy trì trạng thái đối địch với Washington hơn.
Các học giả Trung Quốc lẫn nhiều tầng lớp người Trung Quốc khác không hề được ủy nhiệm phát ngôn chính thức nhưng lại liên tục tuôn ra hàng loạt những lời cáo buộc, chỉ trích Mỹ trong những ngày gần đây.
Họ thậm chí công kích cả Ấn Độ liên quan đến kế hoạch tăng quân đồn trú dọc biên giới với Trung Quốc của Delhi. Không dừng lại ở đó, những người này cũng chỉ trích Philippines quá phô trương và ầm ĩ trong việc tiếp đón Ngoại trưởng Hillary Clinton khi bà có chuyến thăm tới Manila mới đây.
Cụ thể, một bài bình luận của tờ People’s Daily, một tờ báo hàng ngày của Trung Quốc, mạnh mẽ đe dọa rằng: “Philippines đang chỉ ra các hành động khiêu khích đối với Bắc Kinh và động thái này chỉ tổ ảnh hưởng tiêu cực đến cục diện chính trị của khu vực và rằng Chính phủ Trung Quốc phải có biện pháp trả đũa thích hợp đối với Manila”.
Thực tế, lợi ích kinh tế và thương mại của Trung Quốc có ở gần như mọi nơi và chủ yếu được hoan nghênh. Tuy nhiên, việc Trung Quốc cố phô trương sức mạnh quân sự một cách quá đáng, xâm hại đến lợi ích và an ninh của các nước láng giềng trong khu vực nhưng lại không thèm đếm xỉa đến quan ngại và những yêu cầu chính đáng của họ mới chính là yếu tố gây bất ổn cho nền chính trị trong khu vực. Hậu quả là các quốc gia láng giềng sẽ ngày càng “xa lánh” Bắc Kinh để sà vào “vòng tay” của Mỹ.

« Xem bài viết trước | Xem bài viết kế tiếp »



<div style="background-color: none transparent;"><a href="http://www.adamazer.com/" title="">amazon banners</a></div>

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang